Tên khoa học của ca gai leo là Solanum hainanense hoặc Solanum
procumbens Lour., thuộc họ Cà (Solanaceae). Cây mọc hoang nhiều nơi
trong nước ta như các tỉnh miền Bắc cho tới Huế; Lào, Campuchia.
Ảnh minh họa - Internet
Cà gai leo là cây nhỏ, sống nhiều năm, dài khoảng 1m, phân cành
nhiều, cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu
vàng. Lá mọc so le hình bầu dục hay thuôn, phiến lá nông, không đều, mặt
trên xanh sẫm, mặt dưới nhạt, phủ đầy lông tơ màu trắng, hai mặt đều có
gai ở gân chính, nhất là mặt trên, cuống lá cũng có gai. Hoa màu trắng
mọc thành xim. Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng, khi chín
có màu đỏ, hạt màu vàng.
Bộ phận cà gai leo dùng là rễ (thích gia căn), dây (thích gia đằng). Rễ, cành lá
và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có
khi dùng tươi.
Thành phần hóa học chính như rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid. Dây có alcaloid.
Thành phần hóa học chính như rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid. Dây có alcaloid.
Cây được dùng trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương,
cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu,
bia, chống say tàu xe. Hiện nay cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng
minh có tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan và hỗ trợ trị ung
thư gan. Ngày dùng 16 - 20g dưới dạng thuốc sắc.
Trong nhiều kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại, cho đến nay vẫn
chưa có bất cứ một kết quả nghiên cứu khoa học chính thống chứng minh
rằng cây cà gai chữa trị được bệnh ung thư gan mà thực tế chỉ có tác
dụng tốt trong việc điều trị các bệnh về gan. Đối với các bệnh lý khác,
việc sử dụng cây cà gai leo để chữa trị là do kinh nghiệm dân gian, chứ
chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định. Còn thông tin về tác dụng
chữa ung thư của cây cà gai leo có thể xuất phát từ một hội nhóm, hoặc
kết quả nghiên cứu của một tổ chức y tế không chính thống nào đó. Tuy
nhiên, những thông tin này cũng cần được nghiên cứu, thẩm định và được
công bố của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét