Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Trị cảm cúm với cây cóc mẳn

Theo Đông y, cóc mẳn vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.
Cóc mẳn thuộc họ cúc, là loại cỏ mọc sát mặt đất. Hoa màu vàng nhạt, mọc ở nách lá. Khi vò ra có mùi hắc... Hằng năm có thể thu hái vào các tháng từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, khi cây ra hoa. Sau khi thu hái, người ta rửa sạch đất cát, phơi khô hoặc sấy khô, khi dùng có thể sao qua hoặc sao vàng.
Cây mọc hoang khắp nơi, thường hay gặp ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang, bờ rãnh, ven đường… Ngay cả trong các thành phố, chỗ những chân tường ẩm, khe gạch vỡ hở đất, cũng thường hay gặp cây này. Cây còn có nhiều tên khác như cúc ma, cỏ the, cây thuốc mộng, cây trăm chân, cỏ lưỡi rắn.
Theo Đông y, cóc mẳn vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.
Cóc mẳn vị cay, tính ấm được dùng chữa bệnh cảm mạo, viêm đường hô hấp...
Một số đơn thuốc có dùng cây cóc mẳn:
Phòng trị cảm cúm: Cây cóc mẳn tươi 100g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút rượu trắng, chia 2 lần uống trong ngày, uống ấm. Có tác dụng phong tán hàn (với các triệu chứng phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, mũi chảy nước, đau đầu, đau mình mẩy…).
Hoặc cóc mẳn phơi khô, tán thành bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g (trẻ nhỏ giảm nửa liều), chiêu bằng nước ấm. Có tác dụng phát tán phong hàn, kháng virut. Dùng chữa bệnh cúm mới phát, với những biểu hiện thuộc thể phong hàn.
Hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng: Cây cóc mẳn (tươi hay khô đều được) vò nát, đưa vào sát lỗ mũi, hít vào sẽ hắt hơi, sau đó cảm thấy dễ thở và dễ chịu, mỗi ngày thực hiện từ 2 - 3 lần.
Trị ho khan, ho lâu ngày, ho có nhiều đờm kèm khó thở: Dùng dưới dạng cây tươi, rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút mật ong cho dễ uống, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần dùng 8 - 10g. Người lớn liều dùng 20 - 40g tươi hoặc 16 - 30g khô, dưới dạng nước sắc. Có thể phối hợp thêm với các vị thuốc khác như lá hen 12g, bách bộ 10g, bạc hà 8g, trần bì 8g dưới dạng nước sắc để trị viêm phế quản cấp, mạn tính.
Khi bị cảm sốt có ho, dùng cóc mẳn, lá xương sông, râu ngô, mỗi thứ 40g, sắc uống 2 lần trong ngày.
Trị đau mắt đỏ hoặc do viêm kết mạc: Cóc mẳn 12g, bạc hà 12g, thảo quyết minh 8g, cúc hoa 4g. Cho thuốc vào nồi đun sôi nhỏ lửa 15 phút, rồi đem xông hơi một cách nhẹ nhàng vào mắt, sau đó để nguội và uống nước sắc này. Cũng có thể phối hợp với vỏ núc nác (hoàng bá nam), mỗi vị 40g, sắc uống ngày 1 thang, uống liền 1 - 2 tuần.
Giải độc khi bị mụn ngứa, lở loét: Lấy cây tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, rồi xát vào chỗ bị mụn ngứa. Có thể dùng cách này để trị các bệnh hắc lào, ngày làm nhiều lần. Trường hợp mụn ngứa, chảy nước vàng... nên dùng cóc mẳn khô, 30 - 40g, sắc nước, rửa vài lần trong ngày.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Cóc mẳn 20g, hạ khô thảo 10g, mẫu đơn bì 10g (đập vụn, sao qua), hoa hòe 6g (sao vàng), cỏ ngọt 8g. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc dạng chè, uống hàng ngày.
Ngoài ra, cóc mẳn tươi còn được giã nát, thêm ít rượu trắng hoặc giấm ăn, xào nóng, đắp, bó vào nơi bị sưng tấy, tụ máu do chấn thương, té ngã (vết thương kín) cũng có tác dụng giảm đau, tán huyết tốt.
Bác sĩ Thu Hương

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Để không bị thiếu kẽm trong chế độ ăn hàng ngày

Thiếu kẽm đang là vấn đề phổ biến trong cộng đồng. Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên rất dễ bị thiếu kẽm do nhu cầu tăng cao
Thiếu kẽm đang là vấn đề phổ biến trong cộng đồng. Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên rất dễ bị thiếu kẽm do nhu cầu tăng cao. Phụ nữ mang thai và người cao tuổi cũng hay thiếu kẽm. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai làm giảm cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh.
>>>>ca gai leo
Tầm quan trọng của kẽm trong cơ thể
Kẽm được biết đến như một khoáng chất vi lượng cần thiết. Kẽm tham gia vào nhiều chuyển hóa glucid, protein và acid nucleic. Khi thiếu kẽm, tế bào sẽ chậm phân chia, ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung kẽm giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh ở trẻ suy dinh dưỡng.
Chất kẽm giúp tăng hấp thu, tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Kẽm giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật do thúc đẩy các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, làm lành vết thương. Việc thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, tăng nguy cơ tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, sốt rét...

Hạt điều là thực phẩm bổ sung nhiều kẽm.
Kẽm cần thiết cho cấu tạo thành phần hoạt động của hormon sinh dục nam testosterone. Bên cạnh đó kẽm sẽ giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. Thiếu nó, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Không chỉ có tác dụng với thể chất, tình trạng thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, nó khiến bạn dễ nổi cáu. Nguyên nhân là kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi lại đứng đầu trong danh sách các chất giúp ổn định thần kinh.
Làm thế nào để cung cấp đủ chất kẽm?
Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm nguồn gốc động vật như trai, ngao, sò, hàu; khá nhiều trong thịt nạc đỏ (heo, bò, cừu), sữa, trứng, ngũ cốc thô, hạt bí ngô, hạt điều và các loại đậu (25-50mg/kg). Ngũ cốc qua sơ chế, gạo xát trắng, thịt mỡ chứa lượng kẽm vừa phải (10-25mg/kg). Cá, rau củ, rau lá xanh và trái cây cũng chứa kẽm nhưng ít.
Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp do khó được hấp thu.
Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3mg/l), sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9mg/l. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4mg/ngày. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con.

Canh ngao chua vừa thơm ngon vừa cung cấp nhiều kẽm cho cơ thể.
Ở tuổi dậy thì, do cơ thể tăng trưởng nhanh nên nhu cầu kẽm tăng vọt, khoảng 0,5mg/ngày.
Đàn ông ở tuổi trưởng thành cũng là đối tượng rất cần cung cấp kẽm, bởi lẽ kẽm rất quan trọng trong việc sản xuất tinh dịch. Tới 5mg kẽm bị mất đi trong quá trình xuất tinh. Thiếu hụt kẽm ở đàn ông có thể dẫn tới giảm lượng tinh trùng và tần xuất tình dục. Sự xuất tinh thường xuyên có thể dẫn tới thiếu hụt kẽm. Mất đi một lượng nhỏ kẽm có thể làm đàn ông sụt cân, giảm khả năng tình dục và có thể mắc bệnh vô sinh.
Tuy nhiên, không phải bạn ăn vào 1mg kẽm thì cả 1mg đó sẽ được hấp thụ. Sự giảm bài tiết dịch vị ở dạ dày, thức ăn nhiều sắt vô cơ, phytate có thể làm giảm hấp thu kẽm. Phytate có nhiều trong ngũ cốc thô, đậu nành và các thực phẩm giàu chất xơ. Tuy nhiên, bạn đừng vội hạn chế thực phẩm giàu phytate vì chúng rất cần cho sức khỏe. Hãy ăn đủ chất đạm từ động vật vì chúng sẽ hạn chế nhược điểm trên của thức ăn giàu phytate. Ngoài ra, để tăng hấp thu kẽm, hãy bổ sung vitamin C.
BS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

Bệnh ở đường tiêu hóa có di truyền không?

Nhiều gia đình rất cẩn thận trong ăn uống, ăn chín uống sôi, nhưng thường bị ăn khó tiêu, liệu có phải bệnh đường tiêu hóa di truyền không?
Một điều cần phải lưu ý là trong bất kỳ bệnh nào, khi trong một gia đình có nhiều người mắc phải thì chúng ta trước hết cần phải xem lại cách sinh hoạt, lối sống và ăn uống có thể ảnh hưởng cho tất cả thành viên trong gia đình, sau đó là đến yếu tố di truyền.
Với sự phát triển của y học, một số bệnh ở đương tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa như chứng khó tiêu, hội chứng ruột kích thích điều có liên quan đến các yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm HP có thể xảy ra trong một gia đình do lây lan qua đường ăn uống và sinh hoạt chung.
Trường hợp trong một gia đình thường bị chứng khó tiêu thì thật khó có thể kết luận là có liên quan tới di truyền hay không. Nhưng có khả năng là do có cơ địa dị ứng với một số loại protein có trong động vật và một số loại men vi sinh. Ngoài ra, khi gặp trường hợp này, cần xem xét lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của cả gia đình, ví nó cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng khó tiêu.
Một yếu tố đáng lưu tâm đó là tình trạng nhiễm trùng, nhất là nhiễm vi khuẩn HP vì vi khuẩn này lây theo đường ăn uống. Còn vấn đề di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì chưa có bằng chứng khoa học chứng minh rõ rệt nhưng đã có những bằng chứng những người bị chứng rối loạn tiêu hóa chức năng gây đầy bụng không tiêu thường cũng có người trong gia đình mắc bệnh tương tự.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Rau tự trồng có sạch như bạn nghĩ?

Với tình trạng lạm dụng hóa chất trong việc trồng rau, rất nhiều người đã áp dụng mô hình rau tự trồng trong nhà để dùng, nhưng rau này có thật sự là rau sạch?
Tận dụng bãi đất trống, hay thậm chí là tự chế làm nồi đất để trồng rau ngày trong nhà để phục vụ cho bữa ăn gia đình là cách làm tốt nhằm tránh thực phẩm độc hại tràn lan trên thị trường hiện nay.
Tuy nhiên, liệu việc trồng rau tự cung tự cấp như vậy có thật sự an toàn? Rau tự trồng hoàn toàn có thể là loại rau an toàn nếu chúng ta đảm bảo tốt mọi khâu từ hạt giống, đất trồng, nước tưới, môi trường sống. Nếu rau được trồng ở những chỗ đất bẩn, không được tầm soát, nguy cơ nhiễm bẩn rất lớn.
Nếu tưới rau bằng nguồn nước nhiễm bẩn, ô nhiễm có thể mang theo các chất như lưu huỳnh, chì, thủy ngân… qua rễ lên thân rau sau khi tưới. Ngoài ra, nguồn nước bẩn còn là môi trường thuận lợi để các loại trứng giun, sán phát triển và ký sinh trong rau. Các vi sinh vật, giun sán có thể bị tiêu diệt khi chúng ta đun nấu rau. Do đó, đây không phải là vấn đề đáng lo ngại. Điều cần chú ý hơn cả là việc nguồn đất không an toàn.
Hiện nay nhiều người vẫn thường mang cả bao tải ra những bãi đất trống lấy đất về trồng rau hoặc trồng ngay tại những bãi đất trống đó, nhất là các khu vực vỉa hè, đường giao thông…
Làm như vậy rau dễ nhiễm độc bởi các lớp bụi khói, khí thải từ phương tiện giao thông. Ngoài ra trồng trên mảnh đất công cộng chắc chắn sẽ có các loại rác thải, chất thải từ người qua đường. Điều đó có nghĩa, rau tự trồng có thể chứa rất nhiều vi sinh vật và kim loại nặng.
Do đó để trồng rau sạch thật sự  nên chọn đất chuyên canh trồng rau, được cải tạo liên tục, không nên trồng ở vỉa hè, ven đường có nhiều phương tiện đi lại và tưới rau bằng nguồn nước sạch.

Thực phẩm chay chế biến sẵn tìm ẩn nhiều nguy hại

Ăn chay đang dần trở thành một nét văn hóa ẩm thực của người Việt, người dùng nên lựa chọn kỹ trong việc chọn các thực phẩm chay chế biến sẵn
Hiện nay những thực phẩm chay nhưng lại được chế biến sẵn rất giống món ăn mặn cả về hình thức và hương vị. Chúng có an toàn không?
Có thể nói bạn có thể dễ dàng mua các loại thực phẩm chay chế biến sẵn tại các chợ, nhất là ở gần đền chùa. Với những tên gọi như như giò, chả quế, cá kèo, thịt cục hambogo, mực ống chay, bò hầm, gà… Những thực phẩm này đều làm từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật như tàu hũ ky, bột mì, đậu xanh…
Giá của các loại thực phẩm này thường không cao. Điều đáng nói ở đây là mức độ an toàn của các loại thực phẩm này. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng thực phẩm chay là an toàn tuyệt đối, vì nó có nguồn gốc từ thực vật. Thực tế thì không hẳn như vậy, các cơ quan chức năng cũng đã phát hiện nhiều bê bối liên quan đến đồ ăn chay.
Mới đây chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM từng công bố một kết quả khiến những người ăn chay trường phải giật mình: Hàm lượng acid oxalic, chất gây sỏi thận có trong thực phẩm chay khá cao. Kết quả được đưa ra sau khi kiểm tra 4 mẫu mì thường được dùng trong các mẫu đồ ăn chay như hủ tiếu khô, mì sợi khô, mì căn.
Ở nước ta hiện nay đang có trào lưu “ăn chay giả mặn”. Có nghĩa là thực phẩm chay nhưng lại chế biến và gọi giống như thực phẩm mặn. Ăn chay để thanh lọc cơ thể hoặc theo tôn giáo nào đó. Nhưng món chay giả mặn chỉ đáp ứng nhu cầu ăn kiêng còn lại chưa đáp ứng được yêu cầu của người ăn chay.
Vì người ăn chay là phải ăn theo chế độ dinh dưỡng thuần khiết tự nhiên nhất mà thực phẩm chay giả mặn lúc này đã được bổ sung thêm vào nhiều chất khác vào có thể rất độc hại như chất bảo quản, chất tạo mùi cho giống thật, tạo vị, chất định hình… không rõ nguồn gốc, thậm chí ngay cả những nhà sản xuất cũng không biết được tác hại của nó.
Do vậy nếu ăn trong một thời gian dài và ăn liên tục hàng tháng thì không những đã không thanh lọc được cơ thể mà trái lại đang tự đầu độc cơ thể bởi những tác nhân xấu và sẽ gây ra một số bệnh về sau này.
Thông thường, thực phẩm chay chủ yếu làm từ đậu nành, rau củ quả. Tuy nhiên, để bảo đảm độ dai, bảo quản được lâu và có mùi cũng như hình thù giống với các loại thực phẩm mặn, các nhà sản xuất, chế biến phải cho thêm hóa chất tạo mùi, mầu, chất định hình, phụ gia và chất chống ẩm mốc vào các thành phẩm…

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Một số tác hại của thói quen ăn quá nó

Ăn quá no đặc biệt là trong bữa tối gây áp lực cho dạ dày, đường ruột, và một số tác hại khó lường khác. Một số tác hại của thói quen ăn quá no
Dưới đây là những tác hại chính của việc ăn quá no:
Có thể làm giảm ham muốn tình dục. Cái bụng “quá to” có vẻ khiến bạn vướng víu trong cuộc “yêu”. Ngoài ra, khi ăn no, một lượng máu lớn sẽ tập trung về các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, ruột và như vậy “chỗ cần” máu nhiều nhất lại bị thiếu hụt.
vi sao khong nen an qua no
Chuyên gia ở Mỹ cho biết ăn tối quá nó sẽ làm cho quá trình tiết testosterone ở nam giới bị ức chế và họ chẳng thiết tha gì đến chuyện chăn gối.
Dễ bị ho đêm. Trước khi chúng ta chìm vào giấc ngủ, dạ dày vẫn tích cực hoạt động sẽ khiến cuống trên của bao tử co thắt, axit dạ dày dễ dàng thoát ngược trở lại thực quản. Đó cũng là nguyên nhân của chứng ợ nóng trong khi ngủ. Hiện tượng này cũng có thể khiến một số người đột ngột thức giấc giữa đêm vì những cơn ho, lâu ngày có thể gây viêm thực quản và hen suyễn.
Dễ làm hỏng dạ dày. Bữa tối căng đầy, thức ăn chưa tiêu hóa hết, giấc ngủ đã tìm đến. Lượng thực phẩm chưa kịp tiêu hóa sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành độc tố làm hỏng dạ dày, tá tràng. Lượng thức ăn bị biến chất do không được tiêu hóa cũng kích thích lên thành ruột gây sưng phồng và suy giảm chức năng ruột.
Nguy cơ tim mạch. Khi ngủ mọi cơ quan gần như nghỉ ngơi, máu lưu thông chậm lại, ăn no làm mỡ trong máu tăng lên, dễ tích lắng ở thành huyết quản ảnh hưởng đến tính đàn hồi của mạch máu, dẫn tới xơ cứng động mạch.
Người Nhật có thói quen ăn no chỉ khoảng 80% nhu cầu, đây được coi là một thói quen tốt bạn nên học hỏi.

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Các bệnh thường gặp gây rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa đôi khi có liên quan tới các bệnh như sỏi mật, chướng bụng, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích…
Các bệnh có thể gây rối loạn tiêu hóa
Hội chứng ruột kích thích (IBS). Chứơng bụng, đau bụng, đầy hơi và thay đổi trong thói quen đi tiêu gây ra IBS, tình trạng này có thể xảy ra ở 1/5 trong số chúng ta vào một thời điểm nào đó. Bạn có thể bị táo bón, tiêu chảy hoặc cả hai. Các triệu chứng phần lớn xuất hiện khi bạn ở độ tuổi hai mươi và thường trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn bị stress. Nên uống đủ nước mỗi ngày nhưng hạn chế những đồ uống chứa caffein hoặc đồ uống có ga và bia rượu, ăn uống đều đặn, tập luyện thường xuyên và cố gắng kiểm soát stress sẽ giúp ích.
Sỏi mật. Có khoảng 2/3 số người mắc bệnh này thường bị đau vùng bụng bên phải dưới gan, nhất là sau khi ăn những thực phẩm nhiều chất béo. Sỏi mật có thể gây đau dữ dội, sốt, nôn và thậm chí là vàng da. Cắt túi mật thường không phức tạp và sẽ giải quyết được vấn đề.
Bệnh viêm ruột. Có hai loại viêm ruột chính là bệnh Crohn và viêm loét đại tràng (UC). Cả hai đều gây viêm ruột nhưng UC chỉ ảnh hưởng tới đại tràng. Bệnh Crohn dễ gây đau bụng hơn UC, nhưng cả hai đều có thể gây tiêu chảy tái phát, thường lẫn máu, cảm giác mệt mỏi, sốt và sụt cân.
Bệnh túi thừa. Đây là tình trạng những túi nhỏ ở đại tràng, giống như những bong bóng nhỏ, xuất hiện trên thành ruột do tăng áp lực trong ruột, chủ yếu là do táo bón. Đây là bệnh rất phổ biến tại Anh, bệnh hầu như không có triệu chứng cụ thể. Một vài trường hợp gây đầy hơi và đau bụng từng cơn. Nếu thức ăn đã tiêu hóa bị đọng lại trong các túi này, vi khuẩn có thể ăn chúng và nhân lên, gây viêm và nhiễm trùng, khiến người bệnh hay bị đau bụng, sốt và cảm giác không khỏe, táo bón hoặc tiêu chảy và đôi khi phân lẫn máu. Chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giảm nguy cơ bị các biến chứng và kháng sinh thường được kê trong những trường hợp nặng.
Chướng bụng. Mặc dù nhiều khả năng là do những nguyên nhân ít lo ngại, nhưng chướng bụng kéo dài, đau bụng, cảm giác no nhanh khi ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng. Các xét nghiệm đơn giản có thể loại bỏ vấn đề này, vì vậy tốt nhất là hãy đi khám bác sĩ ngay khi bạn có những dấu hiệu này.

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Biểu hiện thường gặp của hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, là bệnh hệ tiêu hóa thường gặp, bệnh thường gây đau bụng và còn biểu hiện tại các cơ quan khác
Biểu hiện thường gặp của hội chứng ruột kích thích
Biểu hiện ở hệ tiêu hóa
Đau bụng. Đau bụng là triệu chứng thường gặp, vị trí thường thấy nhất là ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau có thể chạy dọc theo khung đại tràng.
Đau có thể có vị trí rõ ràng, nhưng cũng có thể đau không rõ ràng làm người bệnh rất khó xác định vị trí chính xác. Đau có khi chỉ biểu hiện bằng cảm giác tức nặng, ấm ách khó chịu. Đau bụng thường giảm đi sau khi đại tiện.
Trướng bụng. Trướng bụng cũng là triệu chứng thường gặp, sau ngủ dậy thì không bị hoặc chỉ bị nhẹ, sau đó tăng dần. Người bệnh có thể biểu hiện bằng tiêu chảy hoặc táo bón hoặc tiêu chảy xen lẫn với từng đợt táo bón. Phân có thể có nhày mũi nhưng không có máu, phân có khi lổn nhổn giống phân dê.
Bệnh nhân có thể đau quặn bụng bắt buộc phải đi ngoài ngay. Người bệnh có cảm giác chưa thoải mái hoặc chưa đi hết phân sau khi đại tiện. Người bệnh không bị đi ngoài khi ngủ.
Ngoài ra có thể có các biểu hiện: nóng ở vùng thượng vị, ăn nhanh no, buồn nôn, cảm giác có vướng ở vùng họng.
Biểu hiện ở các cơ quan khác
Mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt ở nữ, liệt dương ở nam, đau khi giao hợp, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm.
Các triệu chứng về tâm lý rất hay gặp đặc biệt là lo lắng mình bị khối u hoăc ung thư.

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Những thực phẩm bổ mắt nên dùng

Ngoài công dụng là thực phẩm tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật thì những thực phẩm như cà chua, cà rốt…rất tốt cho mắt nên dùng

>>> ca gai leo
Cà rốt. Cà rốt là nguồn vitamin A và beta-carotene dồi dào, cực kỳ tốt cho mắt. Vitamin A rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể của đôi mắt, beta-carotene là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào mắt khỏi tác hại của các gốc tự do.
Dầu ôliu. Dầu ô liu ít chất béo bão hòa và không chứa chất béo có hại nên rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, dầu ô liu cung cấp các chất chống oxy hóa để bảo vệ đôi mắt của bạn, giúp mắt khỏe mạnh hơn. Các nhà khoa học khuyên bạn nên duy trì một chế độ ăn uống ít chất béo bão hòa có thể ngăn ngừa các bệnh võng mạc.
Cá hồi. Ăn cá hồi thường xuyên giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng (38%) và giúp điều trị bệnh khô mắt. Cá hồi cung cấp axit béo omega-3, rất cần thiết và tốt cho sức khỏe đôi mắt.
thuc pham bo mat
Hạnh nhân chống thoái hóa điểm vàng. Hạnh nhân có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng nhờ chứa rất nhiều vitamin E. Thâm chí chỉ một nắm hạnh nhân cũng đã cung cấp cho bạn một nửa lượng vitamin E cần thiết cho mỗi ngày.
Rau lá xanh bảo vệ mắt. Cải xoăn, rau bina, củ cải… chứa hai chất chống oxy hóa mạnh là zeaxanthin và lutein (có nhiều trong các điểm vàng và một phần nhỏ của võng mạc), hoạt động như một kem chống nắng tự nhiên, bảo vệ mắt khỏi ánh sáng có hại.
Ngô giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Giống như rau lá xanh, ngô vàng rất giàu zeaxanthin và lutein. ½ chén ngô nấu chín cung cấp cho bạn 1,8 gam sắc tố. Tiêu thụ ngô một cách thường xuyên làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và giúp ngăn ngừa sự tiêu hủy các sắc tố màu vàng trong mắt.
Họ cam quýt và quả mọng giàu vitamin C. Các loại trái cây này rất giàu vitamin C – loại vitamin vốn đã được chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể ở mắt.
Thịt đà điểu tăng sức khỏe cho mắt. Đà điểu là một thay thế tuyệt vời cho thịt đỏ, nó chứa ít hơn 1/3 số lượng chất béo trong thịt bò nạc, lượng cholesterol thấp hơn thịt gà và các loại thịt đỏ khác. Thịt đà điểu rất giàu kẽm – một chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của mắt.
Cà chua. Cà chua là một nguồn tuyệt vời cung cấp carotenoid và lycopene, một hợp chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu cho thấy rằng lycopene giúp bảo vệ võng mạc và các khu vực khác của mắt khỏi những thiệt hại gây ra bởi ánh sáng. Cà chua cũng có rất nhiều vitamin C giúp bảo vệ đôi mắt và tầm nhìn của bạn.
Khoai lang tăng năng lượng cho mắt. Cũng giống như cà rốt, khoai lang có rất nhiều beta carotene, vitamin A, vitamin C, chất xơ, mangan, kali, tất cả đều tốt cho sức khỏe mắt. Một củ khoai lang vừa cung cấp cho hơn 200 % lượng beta carotene, 28 % mangan, và 40 % nhu cầu vitamin C hàng ngày. Khoai lang cũng là một nguồn cung cấp vitamin D là rất quan trọng cho bạn hệ thống miễn dịch, mức năng lượng, sức khỏe mắt và phát triển xương.

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Điều cần biết về chụp cộng hưởng từ

Chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ là áp dụng thiết bị hiện đại trong y tế, chụp cộng hưởng từ có ảnh hưởng tới sức khẻo không?
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, hiệu quả.  Hiện nay, chụp MRI được sử dụng để kiểm tra hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong việc chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống.
Chụp MRI cho hình ảnh chất lượng cao có độ phân giải và độ tương phản tốt, giúp thầy thuốc đánh giá chi tiết các tổn thương và chẩn đoán bệnh chính xác, trong nhiều trường hợp là tốt hơn so với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, Xquang và chụp cắt lớp CT.
Quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp Xquang hay chụp CT. MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cung cấp nhanh và chuẩn xác so với tia X trong việc chẩn đoán các bệnh về tim mạch.
Khi bạn được bác sĩ chỉ định chụp MRI để chẩn đoán bệnh, bạn cần thực hiện tốt các việc sau đây để được an toàn khi chụp:
Cần tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên phòng chụp MRI. Đến nay, chưa thấy tác hại của từ trường đối với cơ thể. Nhưng từ trường cao của máy có thể gây hại đến các thiết bị cấy ghép bằng kim loại bên trong cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân cần thông báo cho nhân viên phòng chụp MRI về việc: có đặt máy tạo nhịp tim, dùng van tim nhân tạo, dùng máy trợ thính, cấy ghép thiết bị điện tử, đinh nội tủy hay sử dụng kim loại kết hợp xương, mảnh đạn trong người, vòng tránh thai T Cu 380A, răng giả… vì mọi vật kim loại cần được lấy ra khỏi cơ thể trước khi chụp MRI.
Lưu ý là không mang theo vật dụng có kim loại như đồ trang sức, đồng hồ, kẹp tóc, chìa khoá, máy tính, máy điện thoại di động, thẻ tín dụng… vào phòng chụp MRI.

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Thực phẩm dễ gây ung thư mà chúng ta vẫn dùng thường xuyên

Là thực phẩm không hề tốt cho sức khỏe, có thể tăng nguy cơ ung thư nhưng cà chua đón hộp, thịt chế biến sẵn…vẫn được nhiều người sử dụng mỗi ngày
Thịt chế biến sẵn. Chứa nhiều muối và hóa chất, thịt chế biến sẵn gây nhiều tác hại cho sức khỏe. Hầu hết các loại thịt chế biến sẵn được bày bán đều chứa nhiều hóa chất và chất bảo quản nitrat-một chất khi đi vào cơ thể sẽ tổng hợp thành N-nitroso, gây ung thư.
Cà chua đóng hộp. Cà chua có chứa chất giảm nguy cơ ung thư nhưng trong lớp lót của hộp đựng thực phẩm thường chứa bisphenol-A (BPA) – một chất gây ung thư. Cà chua có độ axit cao nên khi được đóng hộp sẽ càng làm tăng BPA trong hộp đựng.
Bim bim khoai tây.Một nghiên cứu tại Anh cho biết thói quen ăn khoai tây chiên mỗi ngày cũng có thể dẫn đến tăng trung bình 2kg/năm. Món ăn này còn chứa chất béo trans chát có thể làm tăng cholesterol và hàm lượng natri quá mức, gây ra huyết áp cao và ung thư.
Bắp rang bơ làm bằng lò vi sóng. Đây là món ăn vặt được nhiều bạn rất thích nhưng nếu ăn món này thường xuyên, bạn sẽ phải trả giá bằng sức khỏe của mình. Thực phẩm này ngây hại cho gan, tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn, tuyến tụy… Các loại bắp rang bơ làm bằng lò vi sóng bán sẵn có chứa hóa chất tạo hương bơ có thể gây ung thư.
Cá hồi nuôi. Cá hồi nuôi có thể bị nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh và cả những chất gây ung thư được tìm thấy trong các chất liệu độc hại như amiang. Do đó nếu muốn tìm một nguồn chất béo omega-3 lành mạnh, bạn có thể chọn mua cá hồi tự nhiên, dầu ôliu hoặc quả bơ.
Đường tinh luyện. Đường là loại thức ăn yêu thích của các tế bào ung thư, loại gia vị ngọt ngào này cũng khiến nồng độ insulin trong cơ thể tăng vọt sau khi hấp thụ, tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
Sirô ngô là một trong những thủ phạm gây bệnh tiểu đường và béo phì phổ biến nhất hiện nay. Tình trạng tiêu thụ đường quá mức cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ ung thư tăng vọt.
Thực phẩm biến đổi gen. Sau khi thực phẩm biến đổi gien được đưa ra thị trường vào năm 1966, tỷ lệ người Mỹ mắc 3 bệnh mãn tính đã tăng từ 7% lên 13% chỉ trong vòng 9 năm.
Ngoài ra, tỷ lệ các bệnh như dị ứng, tự kỷ, tiêu hóa và rối loạn sinh sản cũng tăng lên một cách bất thường. Các thí nghệm độc lập đã cho thấy những con chuột được ăn thức ăn biến đổi gien có nguy cơ phát triển khối u cao hơn hẳn những con chuột được cho ăn thức ăn bình thường.

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Điều chỉnh lối sống giúp đẩy lùi stress

Stress có thể tấn công mọi lứa tuổi, thường gặp ở những người thường xuyên gặp áp lực trong công việc, học hành…Stress có thể khiến tim đập nhanh hồi hộp, mất ngủ
Ở một số người thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng trong công việc sẽ rất dễ bị stress. Stress là bệnh thường gặp của các nước công nghiệp phát triển và đang gặp rất nhiều ở nước ta. Áp lực công việc khiến người ta căng thẳng và stress kéo dài sẽ gây ra triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực và mất ngủ.
Cảm giác hồi hộp là do rối loạn nhịp tim gây ra, thường là nhịp tim không đều hoặc bị ngoại tâm thu. Nói chung các rối loạn nhịp này thường lành tính, bạn chỉ cần thay đổi lối sống là bệnh sẽ tự hết.
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh tốt nhất cho trường hợp stress này là cần điều chỉnh lối sống nhằm tránh những căng thẳng và stress kéo dài như lập kế hoạch làm việc một cách hợp lý, nên có sự điều chỉnh giữa công việc và nghỉ ngơi thư giãn.
Nếu không điều chỉnh sớm công việc của mình sẽ phải chịu đựng nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe, có thể là bệnh trầm cảm, rối loạn giấc ngủ… lúc đó thì hiệu quả công việc sẽ không còn nữa và bạn sẽ phải điều trị thực sự và việc điều trị thường không đơn giản nữa. Đối với phụ nữ tuổi trẻ stress còn có những tác động xấu đến dung nhan và khả năng sinh sản. Hãy lăng nghe cơ thể bạn, cơ thể cần được chăm sóc và nghỉ ngơi.

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Vitamin giúp ngăn ngừa mụn

Vitamin giúp ngăn ngừa mụn ở tuổi dậy thì – Đến độ tuổi này ở cả nam và nữ đều có những biến đổi lớn về kết cấu cơ thể, tâm sinh lý. Sự biến đổi này kèm theo sự tăng cường hoạt động của tuyến bã nhờn tạo điều kiện cho mụn phát triển nhanh chóng. Ngoài ra những điều kiện bên ngoài như khói bụi, thức ăn nóng đều là những thứ ủng hộ mụn.
>>>ca gai leo

Vậy làm sao để hết mụn bây giờ? Để đuổi hết “lũ mụn” đáng ghét và ngăn không cho chúng quay trở lại, các ấy cần phải có phương pháp kiểm soát và tác động tổng thể đến những nguyên nhân gây mụn. Đầu tiên là bổ xung các loại vitamin bên dưới:
Vitamin A
Có  vai trò quan trọng trong chỉnh sửa, duy trì màng nhầy và loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Nó cũng có tác dụng chống mụn trứng cá bằng cách giảm lượng dầu sản sinh và tăng cường các mô bảo vệ da.
vitamin giup ngan ngua mun
Vitamin B2
Vitamin B2 (riboflavin) cũng có tác dụng tốt trong điều trị mụn trứng cá. Loại vitamin này phát huy tác dụng tốt nhất khi được kết hợp với vitamin A. Đây cũng là loại vitamin cần thiết cho tóc, móng và da.
Vitamin B6
Vitamin B6 (pyridoxine) là lựa chọn tốt để điều trị mụn trứng cá. Ngoài ra, vitamin B6 cũng giúp “đánh bay” các vi khuẩn gây vết ở da.
Vitamin C
Ngoài các tác dụng tăng cường miễn dịch, bảo vệ chống nhiễm trùng, ngăn ngừa tích tụ chất béo, chống tổn thương tế bào, vitamin C còn là một loại vitamin giúp ngăn ngừa mụn. Loại vitamin này giúp sản sinh collagen và loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Bạn có thể chọn viên bổ sung vitamin C hoặc kết hợp với các dưỡng chất khác như kali, kẽm và calci để có làn da khỏe đẹp.
Vitamin E
Đây là một chất chống ôxy hóa mạnh có tác dụng chống các gốc tự do. Vitamin E cũng đóng vai trò quan trọng như một dưỡng chất chống lão hóa. Liều vitamin E phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa mụn trứng cá.