Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Trúng độc vì hạt gấc

Nguy hiểm khi dùng đường uống
Ông Nguyễn Hữu Tuấn (số 41, ngõ 1134 La Thành, Hà Nội) không may bị ngã sai khớp chân. Mặc dù đã đi kiểm tra ở viện và uống thuốc như bác sĩ chỉ dẫn, vợ ông vẫn không yên tâm, muốn ông làm theo bài thuốc dân của bà từ hạt gấc. Bà mang hạt gấc phơi khô, nghiền nhỏ, ngâm rượu cho ông uống. Nhưng sau khi uống hai chén rượu gấc, ông thấy người thấy người mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn như bị trúng độc.
Bà tá hỏa gọi điện khắp nơi tìm cách giải cứu cho chồng mới hay hạt gấc không lành tính như mọi người vẫn nghĩ. Theo những tài liệu Đông y cổ ghi chép không nên dùng hạt gấc cho bệnh thuộc về nội chứng (chứng bệnh ở phần trong thân thể). Theo tài liệu chỉ dẫn dùng thuốc Nam, hạt gấc nên làm thuốc dùng bôi ngoài da, liều lượng chỉ nên 2-4g/ngày, khi dùng phải nướng chín hạt.
Mới đây, Khoa Dược- Dại học Y dược Tp.HCM cũng đã có một nghiên cứu khoa học về thành phần dược tính của cao lỏng hạt gấc, trong đó xác định độc tính cấp đã làm cho những con chuột thí nghiệm bị chết. Các bác sĩ khuyến cáo, người dân tuyệt đối không được sử dụng hạt gấc làm thuốc dùng qua đường uống một cách bừa bãi, chưa có sự tư vấn của thầy thuốc.
Dùng đúng cách vẫn được lợi
Tuy hạt gấc có độc nhưng nếu dùng đúng bạn vẫn có thể hưởng lợi từ nó. Trong Đông y, hạt gấc được gọi là mộc miết tử. Theo TS. Võ Văn Chi, tác giả cuốn sách “Những cây thuốc thông thường”: Nhân hạt gấc màu vàng, vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và đại tràng có tác dụng chữa mụn nhọt, sưng tấy, tràng nhạc, lở loét, tiêu thũng.
Ngoài ra, nó được dùng trong những trường hợp té ngã, bị thương, sang độc, sưng vú, tắc tia sữa, sưng thũng hậu môn… Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng hạt gấc hoặc dầu gấc để bôi ngoài da, không nên dùng đường uống, không bôi lên vết thương hở, đề phòng ngộ độc. 
Theo chuyên đề
Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Để cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật, mỗi chúng ta cần có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, là cách ăn uống hợp lý, cần bằng dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh, an toàn…
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin và đủ nước cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì khẩu phần năng lượng từ chất đường bột chiếm khoảng 68%, chất đạm là 14%, chất béo là 18%. Muốn đảm bảo một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng và cân đối, chúng ta cần thực hiện đa dạng hóa bữa ăn, sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Thói quen ăn uống không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể dẫn đến rất nhiều bệnh như: thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đường huyết cao…Các chuyên gia dinh dưỡng có những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng lành mạnh:
  • Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
  • Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ.
  • Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng lạc.
  • Nên sử dụng muối iốt, không ăn mặn.
  • Cần ăn rau quả hàng ngày.
  • Ðảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.
  • Uống đủ nước sạch hàng ngày.
  • Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng.
  • >>>ca gai leo
  • Trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với từng lứa tuổi.
  • Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, nước có ga và ăn, uống đồ ngọt.
Thông tin bên lề
ca gai leo
Giá: 120.000 VND /kg
Cà gai leo là dược liệu rất nổi tiếng trị bệnh gan, cà gai leo có khả năng bảo vệ, phục hồi tế bào gan cực tốt. Những bệnh gan như cao men gan, suy gan, viêm gan, xơ gan, nóng gan, gan nhiễm mỡ, suy gan do rượu bia…dùng cà gai leo trong thời gian ngắn đã có hiệu quả.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Giải pháp dùng nấm lim xanh hỗ trợ điều trị ung thư

Bệnh ung thư không phải là dấu chấm hết, hiện nay có rất nhiều liệu pháp điều trị ung thư rất khả quan, rất nhiều người mắc ung thư vẫn sống khỏe sau nhiều năm
Một loại dược liệu được chú ý rất nhiều với khả năng hỗ trợ điều trị ung thư đó là nấm lim xanh đã mang tới tín hiệu khả quan cho bệnh nhân ung thư nói riêng và các bệnh nan y nói chung.
Tại Việt Nam mỗi năm có hàng ngàn người tử vong vì căn bệnh ung thư. Căn bệnh không chỉ cướp đi sinh mạng của người bệnh mà còn kéo theo nhiều vấn đề đáng nói như kinh tế xáo trộn khi phải dồn hết tiền của để chạy chữa, vì chi phí điều trị ung thư hiện nay rất cao. Mặc dù  vậy không ít trường hợp rơi vào cảnh tiền mất và người cũng…không còn. Bệnh ung thư gây bất hạnh cho biế bao gia đình, tạo thêm gánh nặng khủng khiếp cho xã hội, không dễ gì khôi phục được.
nam lim xanh ho tro dieu tri ung th
Việc sử dụng những sản phẩm hỗ trợ, thảo dược trong điều trị ung thư là một giải pháp an toàn được áp dụng nhiều hiện nay. Gần đây nấm lim xanh đang được nghiên cứu và thử nghiệm tron hỗ trợ điều trị ung thư. Các chuyên gia nước ngoài đánh giá rất cao tác dụng của nấm lim xanh trong điều trị ung thư vì  kết quả khi thử nghiệm rất khả quan.
Việc phát hiện ra nấm lim xanh và những hiệu quả khả quan trong việc điều trị ung thư có thể coi là nguồn sáng mới cho những người bị mắc bệnh. Từ xưa, loại nấm này được xếp vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong nấm lim xanh có thành phần Polysaccharides, Betaglucan, chất chống ôxy hóa, Gecmanium…. là chất chống ung thư, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, đào thải những độc tố ung thư ra ngoài cơ thể.
Đối với ung thư giai đoạn đầu, nấm lim xanh có thể dùng để hỗ trợ, kết hợp với quá trình trị liệu của Tây y để chữa trị các bệnh ung thư đa thể như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư cổ tử cung… Còn với ung thư giai đoạn cuối, nấm lim xanh giúp ổn định và nâng cao thể trạng bệnh nhân để kéo dài sự sống.
Bên cạnh tác dụng được chú ý nhiều nhất là hỗ trợ điều trị ung thư, ấm lim xanh còn giúp còn có tác dụng tăng cường sức khỏe, giúp bổ gan, bổ thận, lợi tiểu, hạ hỏa, ích khí, chống rụng tóc, giúp ngủ ngon, chống lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân. Đồng thời còn hỗ trợ chữa trị hiệu quả các bệnh như: ho lao, đau dạ dày, huyết áp cao, suy nhược thần kinh, gout, viêm khí quản mãn tính, các bệnh, tim mạch, tiểu đường, giảm cholesterol…
Những tác dụng của nấm lim xanh có thể nói là tuyệt vời, điều này đã được khoa học và người dùng xác nhận.
Nếu có nhu cầu về nấm lim xanh bạn có thể liên hệ với chúng tôi – công ty GTD, cam kết bán hàng thật 100%, miễn phí giao hàng trên cả nước.
Thông tin bên lề
ca-gai-leo
Giá: 120.000 VND /kg
Trong Đông y cà gai leo có tính ấm, vị the, rất hiệu quả trong việc trị phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, trị ho, tiêu viêm, cầm máu, trị rắn cắn. Đặc biệt cà gai leo là dược liệu rất nổi tiếng trị bệnh gan, cà gai leo có khả năng bảo vệ, phục hồi tế bào gan cực tốt.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Những thực phẩm tốt cho sức khỏe phụ nữ khi sinh con

Việc bồi bổ cho phụ nữ sau khi sinh con rất quan trọng, những thực phẩm sau rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh
Sữa nóng. Sữa nóng giúp phụ nữ sớm hồi lại sức khỏe, ngoài ra uống sữa nóng vào thời điểm này giúp người mẹ về sữa rất nhanh mà sữa lại đặc. Sau khi sinh con phụ nữ nên uống sữa đều đặn không những để tăng tiết sữa mà còn giúp cơ thể mau hồi phục sau sinh.
Rau mùng tơi. Đây là loại rau giàu vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên rất tốt cho sản phụ… Vì thế, với những phụ nữ ít sữa sau khi sinh thì nên ăn nhiều rau mùng tơi, điều đó sẽ làm cải thiện lượng sữa trong cơ thể người phụ nữ đấy.
Cà chua. Phụ nữ sau sinh nên ăn cà chua vì đây là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và rất nhiều chất khác có lợi cho sức khỏe. Phụ nữ đang trong thời gian cho con bú được khuyên nên ăn càng nhiều cà chua càng tốt để tăng lượng lycopene trong sữa mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng các sản phẩm làm từ cà chua như nước sốt cà chua sẽ tăng lượng lycopene trong sữa mẹ nhiều hơn ăn cà chua tươi. Vì thế, để tốt cho cơ thể thì phụ nữ nên ăn nhiều cà chua sau khi sinh nhé.
thuc pham tot cho phu nu sau sinh
Ngó sen. Thực phẩm này giúp thanh nhiệt, thanh huyết, nhuận tràng. Thế nhưng, ngoài những công dụng kể trên thì ngó sen còn là loại thực phẩm có thể giúp sản phụ tiêu ứ máu, chống suy nhược cơ thể, tăng sự thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa , tăng tiết sữa.
Quả mướp. Mướp có tác dụng lợi sữa cho sản phụ mới sinh, giúp huyết lưu thông tốt, làm dịu các cơn đau do co thắt tử cung.
Rong biển. Rong biển là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và vitamin như i ốt, canxi với hàm lượng cao hơn trong sữa, vitamin A cao gấp 10 lần trong bơ, vitamin B2 gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả.
Ăn rong biển giúp phụ nữ sau sinh chống mệt mỏi, làm tăng tiết sữa, có lợi cho sự phát triển cơ thể trẻ sơ sinh.
Các loại trái cây tươi. Với những phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ thì nên ăn bổ sung nhiều các loại trái cây tươi hay sinh tố khoảng hai lần hoặc nhiều hơn thế mỗi ngày.
Trái cây là nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe và sẽ cung cấp một liều đầy đủ carbohydrate giúp bạn duy trì năng lượng của bạn mức cao.
Gạo lức giúp giảm cân. Những phụ nữ có ý định giảm cân sau khi sinh thì gạo lức được coi là một thần dược. Bởi vì quá trình giảm cân quá nhanh dẫn đến cơ thể của bạn sản xuất không đủ sữa cho con của bạn và làm cho bạn cảm giác mệt mỏi và chậm chạp.
Tốt nhất là nên kết hợp việc ăn kiêng của bạn một cách lành mạnh như sử dụng gạo lức trong thực đơn ăn kiêng để giữ năng lượng của bạn ở mức cao. Và thực phẩm như gạo lức cung cấp cho cơ thể bạn đủ lượng calories cần thiết để sản suất sữa tốt nhất cho em bé.
Thịt bò nạc. Nếu bạn đang tìm kiếm những loại thực phẩm tăng cường năng lượng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh thì lời khuyên cho bạn là hãy chọn những thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò.
Một khi chất sắt trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ có thể làm cho bạn cảm giác mệt mỏi và kiệt quệ, vì thế rất khó cho bạn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần ăn thực phẩm giàu chất đạm và vitamin B12. Thịt bò là nguồn cung cấp hai chất dinh dưỡng này tuyệt vời nhất.
Thông tin bên lề
ca gai leo
Giá: 120.000 VND /kg
Cà gai leo có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh gan, cà gai leo có khả năng bảo vệ, phục hồi tế bào gan cực tốt. Những bệnh gan như cao men gan, suy gan, viêm gan, xơ gan, nóng gan, gan nhiễm mỡ, suy gan do rượu bia…dùng cà gai leo trong thời gian ngắn đã có hiệu quả.

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Thực phẩm giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Những thực phẩm có thể giúp bạn giảm nguy cơ ung thư đại tràng rất tốt như đậu nành, cà rốt, hành tỏi, rau xanh, trái cây…nhớ bổ sung hàng ngày nhé
Trước khi chia sẻ những thực phẩm có tác dụng giảm nguy cơ ung thư đại tràng, cũng xin nói với bạn rằng thịt đỏ chính là một trong những thủ phạm lớn gây ung thư đại tràng mà bạn cần phải hạn chế.
Thực phẩm có khả năng ngăn ngừa ung thư đại tràng
Cà rốt sống và rau sống: Cà rốt là thực phẩm giúp bạn tránh nhiều loại ung thư như đại tràng, trực tràng và ung thư vú. Đối với phòng tránh ung thư đại tràng thì rau sống cũng mang lại hiệu quả khá cao. Các chuyên gia nhận định những người có thói quen ăn cà rốt và rau sống 12 lần mỗi tuần đã giảm được 29% nguy cơ ung thư đại tràng, 18% ung thư trực tràng so với những người chỉ ăn 2 – 3 lần mỗi tuần.
thuc pham phong benh ung thu dai trang
Đậu nành và ngũ cốc họ đậu: Đậu nành và các quả họ đậu là loại thực phẩm giàu chất xơ nhất. Ngoài dồi dào về chất xơ có tác dụng kích thích nhu động ruột phòng ngừa ung thư đại tràng, hạt đậu nành còn chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15 – 25% chất glucose, 15 – 20% chất béo, 35 – 40% chất đạm và nhiều axit amin và sinh tố khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sữa đậu nành nguyên chất, bảo đảm về chất lượng và vệ sinh thực phẩm là một trong những thực phẩm rất tốt cho việc ngăn ngừa ung thư đại tràng và các loại ung thư khác.
Rau xanh và trái cây: Các loại rau xanh như bắp cải, súp lơ xanh, cải soong và trái cây như táo, lê, kiwi, mận, đào, nho, dâu tây, dưa hấu… ngoài việc cung cấp chất xơ và vitamin cùng khoáng chất cho cơ thể còn có nhiều hợp chất có khả năng kìm hãm sự phát triển những tế bào ung thư đại tràng và hạn chế khả năng di căn của loại ung thư này.
Hành, tỏi: Chứa nhiều chất allicin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Dầu ôliu: Trong dầu ôliu có chứa chiết xuất zyflamend có khả năng kiềm chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Một nghiên cứu ở Mỹ mới đây còn cho biế axit maslinic trong dầu ôliu và đã chứng minh được rằng axit maslinic có tác dụng điều hòa tăng sinh tế bào và có thể dùng điều trị ung thư đại tràng. Bằng cách ức chế tăng sinh tế bào, axit maslinic còn phát huy tác dụng phá hủy các tế bào ung thư đại tràng HT29. Đây là nghiên cứu đầu tiên về tác dụng phòng chống ung thư đại tràng của axit maslinic được công bố.
Các sản phẩm làm từ bơ, sữa: Trong những sản phẩm này rất giàu chất béo thực vật và axit linoleic giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại – trực tràng. Một nghiên cứu tại Thụy Điển cho biết, người có lượng axit linoleic cao thì nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng giảm tới trên 30% so với người có lượng axit này thấp. Đặc biệt, những người tiêu thụ nhiều pho-mai thì nguy cơ mắc bệnh rất thấp.
Thông tin bên lề
tac dung ca gai leo
Giá: 120.000 VND /kg khô
Trong Đông y có rất nhiều loại dược liệu mang lại hiệu quả rất cao khi điều trị bệnh, và cà gai leo là một loại dược liệu có khả năng bảo vệ gan rất mạnh, điều trị viêm gan, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ, làm mát gan, giải độc gan, là bài thuốc trị viêm gan B rất hiệu quả…

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Mồng tơi không chỉ ăn cho mát

Mồng tơi là loại rau được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Theo đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc; tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc…; chữa đại tiện xuất huyết, tiểu tiện không thông, tiểu rắt, kiết lỵ, ban chẩn, đinh sang...
Cả đông và tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận trường. Các nghiên cứu còn cho thấy nó giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường máu cao. Ngoài việc sử dụng trong bữa ăn hằng ngày, rau mồng tơi còn được dùng trong một số bài thuốc chữa táo bón, đại tiện xuất huyết kinh niên, tiểu tiện không thông, tiểu rắt, chứng ngực bồn chồn, cầm máu và giúp vết thương mau lành. Dân gian thường dùng mồng tơi làm rau ăn cho mát và chống táo bón. Một số nơi còn dùng quả mồng tơi để nhuộm đỏ các loại mứt.
* Chữa yếu sinh lý: Dùng rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới khá hiệu quả.
* Chữa di, mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg xương heo (xương ống càng tốt). Hầm kỹ xương heo trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng.
Dân gian thường dùng rau mồng tơi làm rau ăn cho mát và chống táo bónẢnh: Sơn Nhung
* Chữa hoạt tinh: Trường hợp xuất tinh quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau dền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ rồi nuốt, sau đó uống 1 chén nước cơm rượu.
* Tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe, lại có làn da hồng hào và mái tóc đen mượt.
* Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận trường, giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Chọn vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ có thể dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống da thô ráp.
* Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái, mỗi tuần 1 - 2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau khi sanh và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.
* Trị táo bón: Ăn rau mồng tơi hằng ngày giúp nhuận trường rất tốt. Nếu bị táo bón có thể dùng bài thuốc sau: Lấy 500 g mồng tơi cho mắm muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày sẽ thấy hiệu quả.
* Trị tiểu buốt: Hái lá mồng tơi từ sáng sớm, lau sạch cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước sôi để nguội, cho vài hạt muối rồi uống. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (vị trí bàng quang) chỉ sau vài lần là khỏi.
* Trị bệnh trĩ: Nếu bị trĩ nhẹ thì lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm.
* Chữa chảy máu cam do huyết nhiệt: Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu.
* Trị đầy bụng: Rau mồng tơi 50 g, rau đay 50 g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau để nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má.
Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật.