Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Trúng độc vì hạt gấc

Nguy hiểm khi dùng đường uống
Ông Nguyễn Hữu Tuấn (số 41, ngõ 1134 La Thành, Hà Nội) không may bị ngã sai khớp chân. Mặc dù đã đi kiểm tra ở viện và uống thuốc như bác sĩ chỉ dẫn, vợ ông vẫn không yên tâm, muốn ông làm theo bài thuốc dân của bà từ hạt gấc. Bà mang hạt gấc phơi khô, nghiền nhỏ, ngâm rượu cho ông uống. Nhưng sau khi uống hai chén rượu gấc, ông thấy người thấy người mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn như bị trúng độc.
Bà tá hỏa gọi điện khắp nơi tìm cách giải cứu cho chồng mới hay hạt gấc không lành tính như mọi người vẫn nghĩ. Theo những tài liệu Đông y cổ ghi chép không nên dùng hạt gấc cho bệnh thuộc về nội chứng (chứng bệnh ở phần trong thân thể). Theo tài liệu chỉ dẫn dùng thuốc Nam, hạt gấc nên làm thuốc dùng bôi ngoài da, liều lượng chỉ nên 2-4g/ngày, khi dùng phải nướng chín hạt.
Mới đây, Khoa Dược- Dại học Y dược Tp.HCM cũng đã có một nghiên cứu khoa học về thành phần dược tính của cao lỏng hạt gấc, trong đó xác định độc tính cấp đã làm cho những con chuột thí nghiệm bị chết. Các bác sĩ khuyến cáo, người dân tuyệt đối không được sử dụng hạt gấc làm thuốc dùng qua đường uống một cách bừa bãi, chưa có sự tư vấn của thầy thuốc.
Dùng đúng cách vẫn được lợi
Tuy hạt gấc có độc nhưng nếu dùng đúng bạn vẫn có thể hưởng lợi từ nó. Trong Đông y, hạt gấc được gọi là mộc miết tử. Theo TS. Võ Văn Chi, tác giả cuốn sách “Những cây thuốc thông thường”: Nhân hạt gấc màu vàng, vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và đại tràng có tác dụng chữa mụn nhọt, sưng tấy, tràng nhạc, lở loét, tiêu thũng.
Ngoài ra, nó được dùng trong những trường hợp té ngã, bị thương, sang độc, sưng vú, tắc tia sữa, sưng thũng hậu môn… Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng hạt gấc hoặc dầu gấc để bôi ngoài da, không nên dùng đường uống, không bôi lên vết thương hở, đề phòng ngộ độc. 
Theo chuyên đề
Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét