Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Vì sao cần tầm soát ung thư gan?

Ung thư gan là loại ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới và chính là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trong các loại bệnh ung thư

Có hơn 95% số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan ở tuổi 45 trở lên. Ung thư gan khó nhận biết sớm do triệu chứng nghèo nàn và người bệnh dễ chủ quan bỏ qua. Khi đã phát hiện thì đã tiến triển nặng, khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao. Tuy vậy ung thư gan được xem là dễ phòng tránh nhất bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh này.
Ung thư gan là một trong những bệnh tiến triển rất âm thầm, tỷ lệ sống 5 năm là 28%. Ung thư khi phát triển thành các cơ quan lân cận hoặc đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận tỷ lệ sống 5 năm chỉ 7%. Ung thư đã lan đến các cơ quan xa, chỉ 2% người bệnh sống đến 5 năm.
Ung thư gan ở giai đoạn sớm thì thường không biểu hiện triệu chứng. Ở giai đoạn muộn, khi khối u đã lớn thì một số bệnh nhân mới bắt đầu có những biểu hiện như đau vùng dưới sườn phải, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân…
Như đã nói, ung thư gan thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, khi có triệu chứng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, điều trị rất khó khắn, thực tế có khoảng 50% số bệnh nhân khi phát hiện ung thư gan thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, ít có khả năng can thiệp điều trị hiệu quả.
Vì vậy, những bệnh nhân viêm gan B mạn, viêm gan C mạn, hoặc xơ gan (do bất cứ nguyên nhân nào) đều phải được tầm soát ung thư gan định kì ở cơ sở y tế để phát hiện ung thư gan khi còn sớm.
Nếu ung thư gan được phát hiện ở giai đoạn còn sớm thì điều trị rất hiệu quả.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét